Kỹ thuật bảo quản lúa gạo

1. Thời điểm thu hoạch

Bà con nông dân nên thu hoạch lúa đúng độ chín, khi quan sát đồng ruộng thấy chín từ 85 – 90% là có thể thu hoạch. Không nên để lúa quá chín mới gặt vì sẽ làm tăng tỷ lệ rơi rụng hạt.Đã xuất khẩu 1,3 triệu tấn gạo, dự báo cả năm xuất đạt 6,5 6,7 triệu tấn

2. Kỹ thuật phơi, sấy

Lúa mới thu hoạch có độ ẩm cao nên nếu không phơi, sấy kịp thời có thể nẩy mầm, lên men, nấm bệnh dễ phát triển làm giảm chất lượng. Thông thường độ ẩm của lúa khi vừa thu hoạch từ 20- 25% nên sau khi thu hoạch cần phơi, sấy xuống độ ẩm 15% trong vòng 24 giờ để đảm bảo chất lượng gạo. Để bảo quản từ 2- 3 tháng phải đảm bảo độ ẩm của thóc khi cất giữ là 14 – 15%, nếu bảo quản từ 3 tháng trở lên thì thì độ ẩm tốt nhất là ≤ 13%.

Máy đo độ ẩm hạt PM 790 Pro – hãng Kett (Nhật Bản)

Quá trình làm khô hạt thóc bằng phương pháp sấy vừa đảm bảo độ đồng đều độ ẩm của hạt, vừa đảm bảo được chất lượng gạo. Tuy nhiên, do điều kiện đầu tư máy sấy chi phí cao nên phần lớn các hộ nông dân chủ yếu làm khô hạt lúa bằng cách phơi tự nhiên trên mặt sân, mặt đường nên tỷ lệ thất thoát khi phơi cũng khá cao, không đảm bảo được chất lượng hạt gạo.

Do vậy, khi phơi thóc bằng phương pháp thủ công, bà con nên phơi trên bạt nhằm hạn chế tối đa tình trạng rơi vãi và lẫn tạp cơ giới cũng như thuận lợi khi thu gom. Khi phơi nên tãi dày, không phơi liên tục dưới nắng to để tránh việc sau này gạo bị gãy, vỡ, bạc bụng, biến chất mà phơi vài giờ, đánh đống lại rồi chờ buổi hôm sau lại đem ra phơi tiếp.

3. Kỹ thuật bảo quản thóc

Bảo quản trong thùng tôn, hòm tôn: Khối lượng dưới 1.000 kg, thóc được làm khô đến độ ẩm < 13% sau đó cho vào thùng tôn, hòm tôn, kết hợp chế phẩm thảo mộc rồi đậy nắp kín (chế phẩm thảo mộc là các loại thảo mộc như quế, xả, hồi … nghiền nhỏ, có tác dụng xua đuổi, ức chế côn trùng), thời gian bảo quản 180 ngày.

Bảo quản thóc bằng phương pháp Map (khí quyển biến đổi bằng bao gói) kết hợp chế phẩm thảo mộc: Kho bảo quản cần trải tấm panet, thóc được làm khô đến độ ẩm < 13%, được đóng bao tải dứa 40kg/bao sau đó xếp kho 1 – 3 tấn, giữ nguyên khối, chống chuột và côn trùng sau 30 ngày thì phủ bạt PVC 0,2mm kín kết hợp chế phẩm thảo mộc, chú ý các hộp chế phẩm thảo mộc để đều khắp các góc tại các bao thóc bảo quản. Thời gian bảo quản 180 ngày.

Máy đo độ ẩm lúa gạo FG511 – hãng Kett (Nhật Bản)

Định kỳ theo dõi, kiểm tra thóc trong quá trình bảo quản, thay chế phẩm thảo mộc 1 tháng 1 lần để phát huy tối đa công dụng xua đuổi và ức chế côn trùng.

4. Kỹ thuật bảo quản gạo

Bảo quản bằng phương pháp MAP: Gạo xay xát bằng thóc đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, độ ẩm ≤ 13%, sau đó đóng bao, sử dụng bao bì PE 0,05mm đựng gạo kết hợp bao dứa bên ngoài, khâu kín miệng bao. Thời gian bảo quản không quá 120 ngày để đảm bảo chất lượng gạo thương phẩm.

Nếu được bà con nên chọn bảo quản dưới dạng thóc, khi nào có nhu cầu cần dùng thì đem vào xay xát theo số lượng đủ dùng trong một thời gian vừa phải để gạo luôn mới, chất lượng đảm bảo tốt nhất. 

Nguồn: Hội nông dân Việt Nam

http://hoinongdan.org.vn/sitepages/news/46/104967/ky-thuat-bao-quan-lua-gao-japonica-luon-thom-ngon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0918690616
icons8-exercise-96 challenges-icon chat-active-icon